(GMT+7)
Đá phạt gián tiếp là gì? Những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá
Đá phạt gián tiếp là gì? Cùng bdkq.org tìm hiểu về những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá qua bài viết dưới đây.
Đá phạt gián tiếp là gì?
Đá phạt gián tiếp là sẽ được thực hiện ở đúng vị trí xảy ra lỗi và bàn thắng sẽ chỉ được công nhận khi bóng đá chạm vào một cầu thủ khác một cách hợp lệ.
Nếu cầu thủ sút phạt sút thẳng vào khung thành bàn thắng đó không được ghi nhận. Những cú sút này phải có sự tác động của một cầu thủ khác mới được công nhận.
Những cú đá phạt này thường mang đến cho đội hưởng lợi cơ hội chiến thắng cao. Chính vì vậy những đội bóng được hưởng quả đá phạt này đều sẽ rất đầu tư cẩn thận để tạo ra những cú sút hoàn hảo.
Những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá
Lỗi phạt đá gián tiếp áp dụng cho thủ môn
– Thủ môn giữ bóng trong tay quá 6 giây mà không đưa bóng vào cuộc.
– Thủ môn dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng sau khi đã đưa bóng vào cuộc mà bóng chưa chạm một cầu thủ nào khác.
– Thủ môn dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng khi đồng đội cố tình chuyền về bằng chân.
– Thủ môn dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng khi đồng đội ném biên về.
– Thủ môn chạm vào bóng mà không bắt lại dứt khoát khi cầu thủ đối phương có ý định cướp bóng.
Lỗi phạt đá gián tiếp áp dụng cho cầu thủ
– Cầu thủ phạm lỗi việt vị
– Khi cầu thủ đội tấn công bị thủ môn đối phương truy cản không bóng.
– Cầu thủ có hành vi ngăn cản thủ môn thả bóng từ tay.
– Những cầu thủ có hành vi đá hoặc cố tình sút bóng khi thủ môn đang trong quá trình thả bóng.
– Những cầu thủ có hành vi nguy hiểm
– Cản trở đối thủ lên bóng nhưng chưa có tình huống va chạm.
– Cầu thủ bất đồng quan điểm, có ngôn ngữ hoặc cử chỉ xúc phạm.
– Cầu thủ cản trở cầu thủ đối phương thực hiện quả ném biên.
– Chạm bóng 2 lần liên tiếp ở tình huống phát bóng, đá phạt trực tiếp, phạt đền, phạt góc, ném biên.
– Cầu thủ thực hiện quả phạt đền và thủ môn cùng phạm luật ở tình huống đá phạt đền, đội hưởng phạt đền sẽ chuyển sang quả phạt gián tiếp.
>>> Xem thêm: Panenka là gì?
Điểm đặc biệt của đá phạt gián tiếp
Đá phạt gián tiếp có thể diễn ra trong vòng cấm đối phương, đây chính là điều khác biệt giữa đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp.
Để trường hợp đá phạt gián tiếp trong vòng cấm diễn ra thì thủ môn chính là người mắc lỗi. FIFA đưa ra nhiều luật để cấm thủ môn câu giờ như bắt bóng từ đường chuyền của đồng đội hay không giữ bóng quá sáu giây. Tuy nhiên, vẫn có một vài cầu thủ vẫn mắc những lỗi như vậy.
Trong những trường hợp như vậy hàng rào thường rất dày đặc để hạn chế góc sút của các cầu thủ đối phương. Còn đội tấn công buộc phải truyền cho một cầu thủ tung ra cú sút nên cũng bị mất nhịp, rất có thể hậu vệ sẽ kịp ập vào. Cũng chính vì vậy một số người nỗ lực tung cú sút qua đầu hàng rào, một số người khác thì cố gắng chuyền ra góc xa để thoát khỏi hàng rào đối phương.
Một số tình huống đá phạt gián tiếp nổi tiếng
Ở trận đấu vòng bảng SEA Games 28 giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan, thủ môn của U23 Việt Nam đã bắt bóng sau đường chuyền về của đồng đội. Và đối phương đã tận dụng cơ hội này rất tốt để mở tỷ số. Trận này, U23 Việt Nam để thua với tỷ số 0-3, qua đó bị loại ngay từ vòng bảng dù trước đó chúng ta bất bại với 3 thắng và 1 hòa.
Trận đấu thứ hai phải kể đến trận đấu giữa Man Utd gặp Aston Villa tại Ngoại hạng Anh mùa 2008/09. Trận này, Man Utd bị đối thủ dẫn trước với tỷ số 0-2. Tuy nhiên thủ môn đối phương mắc lỗi câu giờ, khiến Quỷ đỏ được quả đá phạt gián tiếp. Ronaldo tận dụng rất tốt với pha dứt điểm kỹ thuật vào góc xa, gỡ hòa 2-2 cho Quỷ đỏ. Và cuối giờ , cầu thủ trẻ Macheda cứa lòng đẹp mắt mang về 3 điểm cho Quỷ đỏ. Đây cũng là trận đấu bản lề giúp Man Utd chấm dứt chuỗi trận thua của mình và vô địch Ngoại hạng Anh mùa đó.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về Đá phạt gián tiếp là gì? Hy vọng những thông tin hậu trường mà chúng tôi cập nhật ở trên sẽ hữu ích đối với bạn.