(GMT+7)
VPF là gì? Vai trò và sự khác biệt giữa VPF và VFF
VPF là gì? VPF là công ty cổ phần Bóng Đá chuyên nghiệp Việt Nam và có tên đầy đủ là The Viet Nam Professional Football Jointstock Company.
VPF là gì?
VPF là từ viết tắt của cụm từ “The Viet Nam Professional Football Joinstock Company” hay còn được gọi là công ty cổ phần Bóng Đá chuyên nghiệp Việt Nam. VPF là đơn vị chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Trụ sở VFF đã diễn ra một cuộc họp vào ngày 29 tháng 5 năm 2011 với sự tham gia 25 đại diện đội bóng trên toàn quốc. Trong đó có 14 đội đang chơi tại giải vô địch quốc gia và 10 đội bóng đang chơi tại giải Hạng Nhất Quốc Gia. Tại đây các thành viên đại diện đã thống nhất trình tới Sở Kế Hoạch – Đầu tư Hà Nội việc thành lập công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Theo tìm hiểu của bdkq.org thì VPF được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, trong đó VFF sở hữu 35,4 vốn điều lệ là cổ đông lớn nhất; 15 câu lạc bộ ở giải Vô Địch Quốc Gia đóng góp 54,6% vốn điều lệ và 10 đội bóng đang chơi tại Giải hạng Nhất quốc gia đóng góp 10% vốn điều lệ.
VPF bắt đầu được cấp giấy phép và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 14 tháng 12 năm 2011. Danh sách những vị lãnh đạo đầu tiên của VPF bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng quản trị: Võ Quốc Thắng.
– Phó chủ tịch: Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức.
– Tổng giám đốc: Phạm Ngọc Viễn.
– Phó Tổng giám đốc: Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa.
Vai trò của VPF là gì?
VPF là một tổ chức hoạt động giống như doanh nghiệp, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam theo đúng luật và quy định của VFF.
VPF hoạt động độc lập, đảm bảo công tác tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi của mỗi đội bóng khi tham gia thi đấu. Cụ thể từ việc sắp xếp lịch thi đấu bóng đá, chọn sân thi đấu,…..
VPF ra đời như một sự thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa của bóng đá Việt Nam, hội nhập với nền bóng đá trên toàn thế giới.
Sự khác biệt giữa VPF và VFF là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa VPF và VFF là nằm ở vai trò và quyền hạn trong những hoạt động. VFF nắm giữ quyền điều hành và tổ chức quản lý cấp cao nhất của môn bóng đá tại Việt Nam. Còn VPF hoạt động giống như mô hình quản lý của một doanh nghiệp. Theo nhận định thì VPF thiên về tính lợi nhuận hơn chính trị của VFF.
Vai trò nổi bật của VFF là quản lý, lập kế hoạch, định hướng phát triển và có những đóng góp xây dựng về lĩnh vực chuyên môn thể thao. VFF là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động tổ chức giải đấu. Mọi hoạt động của đội tuyển quốc gia, các liên đoàn bóng đá sẽ phải hoạt động theo mục đích phải chịu sự giám sát của VFF.
VFF là cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới môn bóng đá. Đây là cơ quan có thẩm quyền xử phạt các trường hợp vi phạm tại giải bóng đá chuyên nghiệp trong nước.
Những lãnh đạo của VFF chính là người đưa ra quyết định trực tiếp lựa chọn hướng đi, định hình sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Theo nhận định bóng đá hôm nay, VFF sẽ vạch ra kế hoạch đào tạo, huấn luyện, lựa chọn cầu thủ, bổ nhiệm HLV.
Còn VPF hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp đúng theo luật và quy định của VFF.
VPF là tổ chức hoạt động độc lập với mục đích đảm bảo công tác tổ chức giải đấu, quyền lợi của cầu thủ trong mỗi đội bóng khi tham dự giải. VPF là đơn vị sắp xếp lịch thi đấu và chọn nơi tổ chức và sân thi đấu.
Mục đích chính của VPF là thúc đẩy bóng đá Việt Nam phát triển hơn. Có thêm bước tiến lên chuyên nghiệp hóa và hội nhập với nền bóng đá toàn cầu.
Với những thành tích tốt của đội tuyển Việt Nam những năm gần đây đã chứng minh LĐBĐ Việt Nam đang đi đúng hướng. Vai trò và hoạt động của hai tổ chức kể trên đang có những sự đóng góp tích cực để đưa nền bóng đá nước nhà chinh chiến và thành công trên đấu trường quốc tế.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về VPF là gì? Hy vọng những thông tin bóng đá này hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Luật bàn thắng sân khách là gì?